Sự sống mang tính thánh thiêng vì Thiên Chúa, Đấng tạo dựng và bảo tồn sự sống, là Đấng Thánh. Một xã hội trong đó cảm thức về Thiên Chúa bị lu mờ, thì việc tôn trọng sự sống cũng nhanh chóng mất đi.
Điều răn thứ hai dạy chúng ta tôn kính Danh của Thiên Chúa. Điều răn đó cấm chúng ta sử dụng Danh Thiên Chúa cách bất xứng dưới bất cứ hình thức nào. Nhìn rộng hơn, điều răn thứ hai còn liên quan đến sự tôn kính tất cả những gì là linh thánh.
Các tín hữu trong Giáo Hội cũng là những công dân trong các cộng đồng trần thế, cách riêng Nhà Nước có một vai trò quan trọng. Cũng như mỗi người đều thuộc một gia đình, có cha có mẹ, có tổ tiên và bà con họ hàng, thì sự gắn kết của một người với quốc gia cũng được coi như “thuộc bản tính con người”.
Ngay từ rất sớm, đã có những ảnh tượng về Đức Kitô. Tôn kính những ảnh tượng này không hề là tôn thờ ngẫu tượng. Chúng ta không tôn thờ chất liệu làm thành ảnh tượng, nhưng tôn thờ chính vị được phác họa trong ảnh tượng.
Tình yêu tổ quốc đòi hỏi chúng ta những nỗ lực cụ thể để bảo vệ hoà bình, công lý, và phát triển những tương quan nhân sinh. Chính vì vậy, chúng ta mang món nợ biết ơn những người đã sống và hy sinh cho công ích.
Tôn giáo và những hình thức diễn tả là thái độ của con người toàn diện, xác và hồn. Đây không phải là chuyện riêng tư, vì chúng ta là những hữu thể xã hội. Tiếng thưa “Vâng” hoặc “Không” của chúng ta với Thiên Chúa đều có ảnh hưởng đến đời sống công cộng, kể cả khi chúng ta cầu nguyện nơi kín đáo.
Gia đình có trước những hình thức khác của cộng đồng. Gia đình có trước cả Nhà nước và xã hội, và vì thế, công quyền không chỉ đơn thuần là kiểm soát các gia đình nhưng có bổn phận bảo vệ và thăng tiến gia đình.
“Ngươi không được có thần nào khác trước mặt Ta” – đây là nguyên văn những lời trong cả hai văn bản Cựu ước (Xuất hành 20 và Đệ nhị luật 5).
Sau Thiên Chúa, chúng ta phải tôn kính cha mẹ. Các ngài nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta không tự làm nên chính mình, nhưng sự sống này là do chúng ta đón nhận, vì thế không có quyền sử dụng sự sống cách tự do ích kỷ.
Sách Giáo Lý lấy Mười Điều Răn như cái khung để trình bày luân lý Kitô giáo. Một vài người chống đối điều này, cho rằng chúng ta sống trong thời Tân Ước, không còn bị bó buộc bởi Mười Điều Răn là luật của Cựu Ước nữa, nhưng chỉ cần sống theo “điều răn mới” là điều răn yêu thương thôi.
Thế giới này tự nó không phải là cùng đích, nó phải tìm ý nghĩa nơi ngày sabbat của Thiên Chúa. Chúng ta được dựng nên cho Chúa và chỉ nơi Chúa, tâm hồn chúng ta mới tìm được sự nghỉ ngơi (số 30).
Do đó, Hội Thánh “dạy dỗ về luân lý” trước hết không phải bằng những lời rao giảng và hệ thống hóa học thuyết, nhưng bằng chứng tá đời sống (số 2044).
Đức Giáo Hoàng lưu ý: Nhiều khi cầu nguyện có vẻ chán nản,...
Satan không hề đơn độc trong nhiệm vụ tiêu diệt nhân loại....
Khi nói về số lượng đang gia tăng những người bị nghiện...
Dụ ngôn “Người con hoang đàng” hay “Người cha nhân hậu” trong Tin mừng theo thánh...
Bức họa cuộc bắt bớ và giải thầy Gioan Baotixita Đinh Văn...
Andrei Rublev sinh vào khoảng năm 1360. Không có nhiều thông tin...
Nhà Thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris) còn được biết...
Vatican vừa là một cuốn sách vừa là một nhật báo người ta...